Giấc mơ trứng cá tầm Việt Nam lên báo nước ngoài

Tại một nông trại nuôi cá tầm, nằm trên một cái hồ cổ xưa ở Đà Lạ̣t, một ngườ̀i công nhân từ từ nhấc một con cá lớ́n, trắng toát, lên khỏi mặt nướ́c. “Đây là một con cá bạch tạng” – “vua cá tầm” Lê Anh Đức cho biết và nói thêm – “Toàn trứng vàng đấy”. Anh Đứ́c hiện có 40 con cá tầm bạch tạng và chúng thực sự rất đáng tiền.
Những con cá đẻ̉ trứ́ng vàng
Trứng cá tầm bạch tạng có thể đạt mức giá tới 100.000 USD mỗi kg, so vớ́i cá tầm đen Beluga, vớ́i mỗi kg trứng có giá chỉ từ̀ 5.000 – 10.000 USD.
Anh Đứ́c, một doanh nhân 36 tuổi ưa mạo hiểm từng học ở Nga, đang ấp ủ một mục tiêu lớn trong đầu: đưa trứ́ng cá tầm sản xuất tại Việt Nam lên các bàn ăn nằm trên khắp thế giớ́i, với mức giá vừa phải. Anh đã bắt đầu vớ́i một quốc gia nổi tiếng mê món trứng cá muốị
“Nếu chúng tôi có thể bán trứng cá tới Nga, nơi họ thực sự biết rõ về trứng cá, người ta sẽ hiểu rằng đây là một sản phẩm có chất lượng hàng đầu” – anh Đứ́c nói, đồng thời cho biết ngoài cá tầm, anh đã có nhiều kế hoạch kinh doanh khác trong đầu, từ̀ bất động sản tới thủy phi cơ.
 Ca
Chuẩn bị lấy trứng cá tại nông trại cá tầm của anh Đứ́c ở Đà Lạt
Công ty của anh, Caviar de Duc, đã̃ ký một thỏa thuận với một công ty nhập khẩu của Nga để bán từ 2 tới 4 tấn trứng cá tớ́i Nga trong năm 2015. Việc này diễn ra dù một số công ty sản xuất thủy sản Việt Nam đã cảnh báo nguy cơ sụp đổ của đồng ruble có thể gây ảnh hưởng tớ́i hoạt độ̣ng kinh doanh.
Từ lâu đã̃ là món ăn khoái khẩ̉u của những người giàu có và nổi tiếng, trứng cá là món ăn đắt đỏ̉, một dạng đặc sản cao cấp. Tuy nhiên trứng cá hiện đang bị khủng hoảng, vớ́i hoạt động sản xuất tụt giảm từ mức 3.000 tấn mỗi năm trong giai đoạ̣n những năm 1970 xuống gần con số không như hiện naỵ
Hoạt động đánh bắt quá mứ́c và ô nhiễm nặng tại nơi sinh ra cá tầm là biển Caspian đã khiến loài cá tầm beluga hoang dã rơi vào tình trạng bị đe dọa. Năm 1998, hoạt độ̣ng sản xuất trứ́ng cá truyền thống, dựa trên nguồn cá tự nhiên, đã bị hạn chế mạnh theo Công ướ́c bảo vệ các loài độ̣ng vật đang bị đe dọa của Liên hợp quốc (CITES). Việc này khiến nhiều nơi quan tâm tớ́i hoạt động đầu tư nuôi cá tầm.
Italy, nước đã̃ nuôi cá tầm trong nhiều thập kỷ, hiện cũng là nhà sản xuất cá tầm hàng đầu thế giớị Một thế hệ những nhà nuôi cá tầm mới, như anh Đứ́c ở Việt Nam, cũng đang muốn có phần trong thị̣ trườ̀ng.
Anh Đứ́c hiện đang nuôi khoảng 500.000 con cá tầm tại 6 nông trại ở Việt Nam. Tất cả số cá này đều nằm ở bể chứa của các đậ̣p thủy điện mà anh thuê lại từ chính quyền. Năm nay anh sản xuất được 5 tấn trứng cá. Anh muốn tăng gấp 3 sản lượng trong năm 2017 và đã̃ mơ tới việc sản xuất 100 tấn trứng cá chất lượng cao mỗi năm.
“Hiện nay trứng cá giống như một mặt hàng siêu cao cấp… Nhưng nó cũng là món ăn ngon và bổ dưỡng. Nên có nhiều người ăn trứ́ng cá hơn nữa” – anh nói với AFP.
 Nong
Nuôi cá tầm tại hồ chứa thủy điện Đa Mi
Lợi thế tự nhiên của Việt Nam
Phần lớn trong số 250 – 400 tấn trứng cá tung ra thị trườ̀ng toàn cầu mỗi năm đều tớ́i từ̀ những con cá tầm nuôi trong nông trại, theo ước tính của Hiệp hội bảo tồn cá tầm thế giới (WSCS).
Theo Phó chủ tịch WSCS, ông Paolo Bronzi, tại Nga, nước từng là một trong những nơi cung cấp trứng cá tầm lớn nhất, lượng cá tầm sống trong tự nhiên gần như đã biến mất.
Bất chấp việc nguồn cung tự nhiên đang cạn kiệt, nhu cầu sử dụng trứng cá lại tăng lên, do sự xuất hiện của những ngườ̀i tiêu dùng mới phất ở châu Á và Trung Đông. Sức ép đã tăng lên xung quanh việc phải tìm ra cách thứ́c bền vững nhằm cung cấp hàng một cách ổn đị̣nh cho thị trườ̀ng.
Cá tầm, giống cá hồi, khá dễ nuôị WSCS ước tính nguồn cung trứng cá tầm sẽ tăng lên từ 500 tới 700 tấn mỗi năm trong vòng vài năm tớị Trong bối cảnh đó, Việt Nam là nơi phù hợp để đáp ứng nhu cầu. Đất nước này có hoạt động nuôi trồng thủy sản lớn, như hoạt động nuôi tôm và cá da trơn.
Đứ́c là người rất kỹ tính về chất lượng. Anh không dùng hormone tăng trưởng hay kháng sinh cho những con cá tầm đang nuôi. Anh cũng để chúng trong những cái lồng lớ́n, với số lượng nhỏ để chúng không bị căng thẳng. Anh còn phản đối việc dùng borex, một chất bảo quản tiêu chuẩn nhưng độc hại, thường xuất hiện nhiều trong các sản phẩm trứ́ng cá. Đức chỉ dùng muốị Mỗi hộp trứng cá của Anh chỉ bảo quản được 2 tháng, nhưng hiện anh đang xem xét kỹ thuật đông lạ̣nh công nghệ cao của Nhật Bản.
Anh cho AFP biết rằng đã từ chối nhiều đề nghị cung cấp trứng cá cho các thương hiệu lớn đang thống trị ngành công nghiệp. Anh muốn xây dựng danh tiếng cho trứng cá Việt Nam. Theo ông Bronzi, một số nhà sản xuất trứng cá mới xuất hiện, nhất là từ Trung Quốc, gặ̣p vấn đề liên quan về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên không có lý do gì để trứ́ng cá Việt Nam không đặt chân được vào thị trườ̀ng.
“Họ từng bảo tôi điên”
Trải nghiệm nuôi cá tầm của Đức bắt đầu từ năm 2007 khi anh nuôi thử 50.000 con non. Anh đã̃ quyết nuôi chúng, bất chấp việc các chuyên gia khuyến cáo rằng cá tầm không thể sống trong môi trường nước ấm hơn ở Việt Nam.
“Các nhà khoa học nói rằng tôi bị̣ điên” – anh kể. Đứ́c cho biết các chuyên gia Nga được anh thuê đã về nhà hết vì bực tứ́c, sau khi anh khẳng định giống cá này sống được trong các hồ chứa ở Việt Nam, vớ́i nhiệt độ̣ cao hơn tới 10 độ C so với môi trườ̀ng truyền thống của cá tầm.
Giờ anh đang có nhiều khách hàng hơn khả năng đáp ứng. Ở Việt Nam, Đứ́c đã chuyển hàng tới nhiều khách sạn 5 sao và các bữa tiệc cao cấp, gồm cả tiệc do ngài Đạ̣i sứ Pháp ở Việt Nam tổ chức.
“Chất lượng trứng cá rất tốt” – Sakal Phoeung, đầu bếp của khách sạn Sofitel Saigon Plaza, nơi sử dụng sản phẩm Caviar de Duc, cho biết – “Dĩ nhiên những quả trứng này nhỏ hơn loại trứng chúng tôi có thể tìm thấy ở Nga hoặc Iran. Nhưng về chất lượng và hương vị thì rất giống nhau”.
(Theo AFP/Thethaovanhoa)

Tin Liên Quan